Làm sao để biết laptop của mình đang "nóng" hơn bình thường?
Thông thường chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy chiếc laptop của mình đang nóng hơn bình thường thông qua cảm nhận xúc giác. Trong khi đang làm việc với các tác vụ nhẹ chúng ta cảm thấy nóng từ vỏ máy. Đặc thù thì vỏ máy bằng nhôm hoặc kim loại sẽ nóng hơn vỏ nhựa vì do kim loại dẫn truyền nhiệt tốt hơn. Ngoài ra sẽ có một số dấu hiệu khác để biết máy mình đang hoạt động nóng hơn mức cho phép.
1. Với các tác vụ nhẹ và cơ bản nhưng quạt lại quay nhanh . Quạt trên laptop luôn quay nhưng ở nhiều tốc độ khác nhau nhằm đáp ứng theo nhu cầu tản nhiệt của hệ thống.
2. Máy gặp khó khăn khi xử lý các tác vụ cơ bản, chẳng hạn như mở file Word hay trình duyệt web. Thao tác này diễn ra chậm hơn so với bình thường hoặc thậm chí gây treo máy. Thậm chí bạn sẽ thấy máy bị màn hình xanh hay có thông báo lỗi này lỗi kia.
3. Máy tự động tắt khi đang dùng, điều này cho thấy CPU đã bị quá nóng và nó buộc phải tự tắt để bảo vệ chính nó (nguyên nhân khác là bo nguồn có vấn đề hoặc dàn điện (VRM) cho CPU bị tụt điện). Tình huống này mình đã từng gặp và hẳn nhiều anh em cũng đã từng gặp, trên máy bàn thì nó còn dễ thấy hơn.
4. Màn hình máy bắt đầu hiện các đường sọc màu, đây là triệu chứng sớm cho biết GPU (chip đồ hoạ rời) trên máy đang bị quá nóng và khả năng "tử vong" cao. Những anh em xài laptop có GPU rời như dòng gaming sẽ gặp phải tình huống này nhiều hơn so với laptop không có GPU rời.
5. Với laptop chơi game, quạt kêu hú, tỉ lệ khung hình bị tụt thấp hơn đáng kể so với bình thường.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN LAPTOP NÓNG KHI ĐANG HOẠT ĐỘNG
Vị trí để máy không tản được nhiệt, lỗ thoát hơi bị che
Trường hợp thường gặp là để máy tính lên túi chống sốc, giường ngủ, ghế sofa.... Bên dưới laptop luôn có nhiều khe lấy gió, giúp hệ thống quạt có thể lấy luồng gió mát và giải phóng nhiệt từ hệ thống ống đồng tản nhiệt. Khi chúng ta để máy lên chiếc túi chống sốc thì chiếc túi vốn mềm sẽ bít kín những khe này khiến quạt khó lấy được gió hơn cũng như phải hoạt động nhiều hơn để làm mát. Từ đó qua thời gian sẽ gây ra những tình trạng như quạt phải chạy ở tốc độ cao hơn bình thường để làm mát cho máy hay chết hẳn quạt vì nó phải hoạt động ở cường độ cao trong thời gian dài. Hiệu quả tản nhiệt của hệ thống giảm đi ảnh hưởng đến tuổi thọ linh kiện như CPU, GPU và nhiều thứ khác khiến chiếc máy hỏng sớm hơn.
Cải thiện: Sử dụng mặt phẳng cứng khi sử dụng máy ví dụ như mặt bàn, mặt kính, mặt đá có thể sử dụng các loại đế tản nhiệt hỗ trợ máy toả nhiệt tốt hơn. Xung quang bàn đặt máy nên thoáng không nên bị che chắn gió quá nhiều.
2. Không vệ sinh máy thường xuyên.
Laptop bị đóng bụi trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm cho máy bị nóng lên, giảm đi hiệu suất hoạt động của các bộ phận bên trong. Cơ bản hệ thống tản nhiệt trên laptop hiện tại vẫn gồm 3 thành phần chính là các ống đồng , các lá nhôm tản nhiệt và quạt tản nhiệt. Qua thời gian sử dụng bụi sẽ bám nhiều lên các lá tản nhiệt từ đó làm giảm diện tích tản nhiệt đồng thời cản trở luồng gió được quạt thổi ra. Thế nên quạt phải hoạt động nhiều hơn, gió ra không nhiều khiến hiệu năng tản nhiệt giảm. Chưa kể là với thời tiết nóng như hiện tại, luồng khí được quạt hút vào cơ bản đã nóng, thành ra hệ thống tản nhiệt lại phải gánh thêm một phần nhiệt từ môi trường song song với nhiệt lượng từ các phần cứng đang hoạt động như CPU, GPU.
Cải thiện: Vệ sinh bên trong máy, hệ thống tản nhiệt và thay keo tản nhiệt sau 6 tháng sử dụng. Thường xuyên vệ sinh bên ngoài máy. Hạn chế sử dụng máy khi ngoài trời quá nóng và bụi bẩn nhiều.
3. Hoạt động quá tải cấu hình laptop
Việc sử dụng quá nhiều phần mềm hoặc ứng dụng cùng một lúc,… hoặc đơn giản chỉ chơi game, thực hiện đồ họa nặng khiến cho khâu xử lý dữ liệu trong máy tính bị quá tải. Điều này khiến cho laptop nóng lên và có thể tắt đột ngột. Bạn cần hạn chế và sử dụng sao cho phù hợp với cấu hình của máy.
Cải thiện: Nâng cấp linh kiện : HDD qua SSD , và nâng cấp RAM cũng là 1 cách ổn để nâng cao cấu hình máy. Nhưng nên lựa chọn cấu hình máy tính phù hợp với nhu cầu để tuổi thọ máy tính lâu hơn. Nếu nhu cầu sử dụng của bạn quá cao mà laptop hiện tại không đủ khả năng để đáp ứng, hãy mạnh dạn quyết định đổi một máy tính với cấu hình mạnh hơn.
4. Một số trường hợp hoạt động quá tải do phần mềm
Xung đột phần mềm hoặc nhiễm virus là một trong những nguyên nhân làm cho laptop nóng lên và chạy chậm. Window là hệ điều hình dễ nhiễm mã độc, khiến laptop của bạn dễ nóng và chạy tạo ra tiếng kêu. Ngoài ra còn có cái lỗi về phần cứng nhưng Pin và các linh kiện khác cũng là nguyên nhân nóng bất thường trên laptop.
Cải thiện: Phần mềm: Bạn hãy sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền để bảo vệ máy tính. Hạn chế truy cập các website không an toàn và thường xuyên sao lưu dữ liệu.
Phần cứng: Nên kiểm tra máy thường xuyên khi thấy dấu hiệu bất thường. Hạn Chế tháo pin khi sử dụng laptop.
0 Nhận xét